• :
  • :

Ukraine vẫn sẽ đảm bảo an ninh lương thực cho ASEAN

(02/11/2022)

Bất chấp những gián đoạn phát sinh trong xung đột với Nga, trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Campuchia Hun Sen, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy mới đây nhấn mạnh, nước này sẽ tiếp tục đảm bảo an ninh lương thực cho các nước phụ thuộc trong khối.

Nga tạm ngưng thực hiện Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen. Ảnh minh họa: Reuters/VTV.vn

Ukraine vẫn sẽ cung cấp ngũ cốc cho ASEAN

Trong một dòng Tweet sau cuộc điện đàn với Thủ tướng Hun Sen, Tổng thống Volodymyr Zelenskyy đã có lời cảm ơn gửi đến Campuchia, quốc gia đang là Chủ tịch ASEAN vì đã ủng hộ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, cũng như trân trọng sự ủng hộ của Campuchia đối với Ukraine tại Liên Hiệp Quốc.

“Chúng tôi chắc chắn rằng Ukraine vẫn là người đảm bảo an ninh lương thực cho các nước ASEAN”, Tổng thống Volodymyr Zelenskyy khẳng định.

Theo báo cáo của kênh tin tức CGTN, xung đột ở Nga và Ukraine đã và đang gây ra những thách thức đối với an ninh lương thực ở Đông Nam Á, các cuộc khủng hoảng đã làm dấy lên mối lo ngại về mức độ suy dinh dưỡng đáng báo động và sự phát triển còi cọc của trẻ em sẽ ngày càng trầm trọng hơn.

ASEAN hiện đang cảm thấy khó khăn với ngành chăn nuôi do thiếu thức ăn chăn nuôi, món mì Indomie được nhiều thực khách yêu thích cũng đã biến mất khỏi kệ hàng và các mặt hàng trồng trọt mang lại lợi nhuận thấp hơn.

Giá lương thực và thịt sẽ tăng ở châu Á – Thái Bình Dương

Theo nhận định của các chuyên gia, châu Á – Thái Bình Dương có thể sẽ phải đối mặt với giá ngũ cốc và thịt cao hơn sau khi Nga đình chỉ thỏa thuận xuất khẩu Ngũ cố do Liên Hiệp Quốc làm trung gian, cho phép vận chuyển ngũ cốc an toàn ra khỏi Biển Đen.

Cuối tuần qua, Bộ Ngoại giao Nga cho biết, họ “không thể tiếp tục đảm bảo an toàn cho các tàu chở hàng khô dân sự tham gia Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen và sẽ tạm ngừng thực hiện thỏa thuận vô thời hạn.

Các tác giả Genevieve Donnellon-May và Paul Teng nhận xét rằng, sản xuất và tiêu thụ thịt là chủ yếu ở châu Á và đối với nhiều quốc gia châu Á, các loại ngũ cốc như lúa mì, ngô và đậu nành đóng một vai trò rất cần thiết cho thức ăn chăn nuôi để sản xuất thịt bò, thịt lợn và thịt gia cầm, cũng như cá.

Được biết, hai nhà xuất khẩu lớn của Biển Đen là Nga và Ukraine chiếm khoảng 1/3 lượng lúa mì xuất khẩu của thế giới, 15% lượng ngô xuất khẩu của thế giới và khoảng 2,1% lượng đậu nành xuất khẩu toàn cầu. Các nước châu Á đặc biệt bị ảnh hưởng bởi nhiều nước nhập khẩu từ khu vực.

Donnellon-May trả lời phóng viên báo CNBC: “Đối với người tiêu dùng châu Á, có khả năng họ sẽ phải trả giá cao hơn cho thực phẩm, bao gồm cả thịt do xung đột kéo dài, cùng với chi phí năng lượng và lạm phát gia tăng. Tình hình thậm chí sẽ trở nên tồi tệ hơn ở châu Á – Thái Bình Dương với các quốc gia bị ảnh hưởng bởi giá phân bón, nhiên liệu và thực phẩm có giá cao hơn, qua đó càng làm trầm trọng thêm sự gián đoạn liên quan đến COVID-19 đối với chuỗi cung ứng và các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt do biến đổi khí hậu gây ra cũng ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất nông nghiệp và an ninh lương thực. Người tiêu dùng châu Á – Thái Bình Dương có thể sẽ phải trả nhiều tiền hơn cho các loại thực phẩm cơ bản và cả thịt”.

Maximo Torero, nhà kinh tế trưởng của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) cho hay, trước khi Nga ngừng tham gia thỏa thuận, Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen đã “mở khóa” cho 9 triệu tấn ngũ cốc trị giá 3 triệu USD.

Về mặt thực tế, điều đó có nghĩa là giảm 1 triệu tấn ngũ cốc trên thị trường có thể tạo ra mức tăng giá khoảng 0,5%. Vì vậy, tác động ngắn hạn không nên quá lớn. Tình hình càng kéo dài thì giá lương thực càng cao, nhà kinh tế trưởng Maximo Torero khẳng định.

Mô tả tình hình ở Biển Đen, nhà kinh tế trưởng Maximo Torero cho biết, có 97 tàu chất đầy hàng đang chở khởi hành, 15 tàu đến đang chờ kiểm tra và 89 tàu khác đã đăng ký tham gia sáng kiến.

Bản cập nhật mới nhất về chỉ số giá lương thực của FAO cho biết, giá lương thực toàn cầu đã giảm tháng thứ 6 liên tiếp, ghi nhận trong tháng 9. Giá ngũ cốc cũng đã giảm nhưng lại nhảy vọt vào tháng 9 do lo ngại về sự tiếp tục của Sáng kiến Ngũ cố Biển Đen sau tháng 11.

Donnellon-May cho hay, các quốc gia châu Á – Thái Bình Dương có thể bị ảnh hưởng nặng nền nhất bởi diễn biến mới nhất ở Biển Đen, trong đó gồm có Indonesia, quốc gia gần đây đã đặt hàng lúa mì của Ukraine và Nga, với chính phủ nước này đã đặt mua khoảng 385.000 tấn lúa mì, có thể là từ Nga và Ukraine.

Lào, Thái Lan, Malaysia, Sri Lanka và Bangladesh cũng có thể sẽ gặp khó khăn.

Trong một diễn biến có liên quan, Liên Hiệp Quốc và các cơ quan quốc tế khác đã thúc giục Nga rút lại quyết định tạm ngừng thực hiện thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc.

Đan Lê (Lược dịch từ CNBC)