Động lực đưa đất nước vào kỷ nguyên mới
Bắt đầu bài tham luận, đồng chí Trần Quang Hưng đưa chủ đề mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã nhắc đến vào dịp kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh Việt Nam: “Chuyển đổi số - động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới”.
Đồng chí Trần Quang Hưng tham luận tại Đại hội |
Trong đó, xác định chuyển đổi số không đơn thuần là ứng dụng vào các hoạt động kinh tế xã hội mà còn là quá trình xác lập một phương thức sản xuất mới tiên tiến, hiện đại - “phương thức sản xuất số”.
Đặc trưng của lực lượng sản xuất là sự kết hợp hài hòa giữa con người và trí tuệ nhân tạo; dữ liệu trở thành một tài nguyên, tư liệu sản xuất quan trọng. Đồng thời, quan hệ sản xuất cũng có những biến đổi sâu sắc, đặc biệt là trong hình thức sở hữu và phân phối tư liệu sản xuất số.
Ở Việt Nam, năm 2023, chúng ta chứng kiến được có 529 triệu đô la Mỹ vào khu vực công nghệ số của, trong đó tập trung vào lĩnh lĩnh vực lớn như là y tế, giáo dục, thương mại điện tử ở công nghệ tài chính.
Tại Thủ đô Hà Nội, nhiều chủ trương rất đúng đắn, từ Nghị quyết số 15-NĐ/TW (5/5/2022), thành phố Hà Nội đã tích cực và được thông qua Luật Thủ đô (có hiệu từ ngày 1/1/2025); Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVII đến Chương trình 07 "Đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2021 - 2025"; Chương trình 09 "Tăng cường công tác xây dựng Đảng và các đoàn thể nhân dân trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội"; Đề án 3358 hình thành mạng lưới không gian hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; Đề án xây dựng nền tảng hỗ trợ sinh viên và mạng lưới câu lạc bộ đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số…
Các đại biểu dự đại hội |
Phát huy vai trò thanh niên trong chuyển đổi số
Trong thời gian qua, nhiều hoạt động triển khai các cái đề án nêu trên, trong đó có 5 đề án thực hiện chương trình số 07 của Thành ủy Hà Nội như mạng lưới HUB network trực thuộc Cung Thanh niên đang triển khai, mạng lưới, vườn ươm ở các trường đại học…
Một số sản phẩm sáng tạo cụ thể của thanh niên Thủ đô tham gia Đề án 06 gồm: Cải cách hành chính và chuyển đổi số của Chính phủ; Thiết bị đọc căn cước công dân và nhận diện gương mặt, ứng dụng hỗ trợ mở tài khoản, chấm điểm tín dụng và khởi tạo vay; giải pháp thanh toán bằng vâ tay (ứng dụng thí điểm 50 cửa hàng Winmart trên toàn quốc; mô hình hỗ trợ thanh niên và người dân gửi xe không dùng tiền mặt...).
Phiên trọng thể Đại hội đại biểu Hội LHTN Việt Nam thành phố Hà Nội lần thứ VIII |
Từ những việc đã làm được, đồng chí Trần Quang Hưng đề xuất, trong thời gian tới, tuổi trẻ sẽ tiếp tục chương trình “đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội” trong giai đoạn 2025 - 2030; tập trung xây lực lượng sản xuất mới với 100.000 nhân lực có kiến thức về trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn và ngôn ngữ quốc tế; hình thành các công viên sáng tạo, địa điểm với cơ chế thử nghiệm có kiểm soát dựa trên cơ sở vật chất của các đơn vị sự nghiệp hiện có (Cung Thanh niên, Cung Thiếu nhi…) trong đó chú trọng ươm tạo các doanh nghiệp, dự án khởi nghiệp, tăng cường tính kết nối với các vườn ươm thuộc các chương trình đại học.
Thành đoàn là đơn vị đăng cai thực hiện các sự kiện Đổi mới sáng tạo trong thanh niên Thủ đô để thu hút mạnh mẽ hơn nữa giới sáng tạo trẻ tham gia, xây dựng thương hiệu sự kiện về đổi mới sáng tạo uy tín khu vực và quốc tế; thiết lập Quỹ đầu tư mạo hiểm của thành phố Hà Nội để dẫn dắt vốn đầu tư đổi mới sáng tạo.