Năm nào cũng vậy, cứ đến gần Tết Nguyên đán, người dân làng Tràng Cát, xã Kim An, huyện Thanh Oai, Hà Nội lại hối hả cắt lá dong bán ra thị trường để phục vụ khách hàng ở Hà Nội và cả nước.
|
Nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 30km, thôn Tràng Cát, xã Kim An, huyện Thanh Oai từ lâu đã nổi tiếng với nghề trồng lá dong |
|
Đến Tràng Cát thời điểm này, người dân nơi đây đang tất bật ra vườn cắt lá để kịp phục vụ nhu cầu gói bánh chưng Tết Nguyên Đán |
|
Lá dong Tràng Cát khác biệt với lá dong rừng và lá dong ở vùng khác. Lá dong Tràng Cát to tròn, dai, mặt dưới có màu xanh non, cuống lá dài, đồng màu với gân lá |
|
Bà Đào Thị Hạnh - người cao tuổi ở thôn Tràng Cát chia sẻ, gói bánh bằng lá dong Tràng Cát thì bánh sẽ cho màu xanh tự nhiên rất đẹp mắt và có vị thơm hấp dẫn sau khi luộc chín |
|
Vào dịp Tết, trung bình mỗi hộ trồng dong ở Tràng Cát thu được khoảng 20 triệu đồng/mẫu |
|
Chị Phạm Thanh Tâm, người dân ở thôn Tràng Cát cho biết, theo kinh nghiệm dân gian, nên bảo quản lá dong bằng cách dấp nước, bó lại và dựng đứng ở nơi có độ ẩm cao, phần cuống lá hướng lên trên. Với cách này, lá có thể để tươi tới 20 ngày |
|
Lá dong sau khi được cắt từ vườn về sẽ được người nông dân phân theo 3 loại với kích thước từ to đến nhỏ |
|
Theo các chủ vườn, trước khi đến tay người mua, lá dong sẽ được xếp thành từng bó, mỗi bó 50 tàu với mức giá dao động từ 800 đồng đến 1.400 đồng một lá |
|
Sau khi chuyển về nhà, lá dong được dấp nước và cất vào chỗ mát |
|
Lá dong sau khi được cắt và chia thành từng bó thì sẽ được thu mua và vận chuyển bằng xe tải đến các tiểu thương hoặc những người mua lẻ |